Các bệnh trên cây lúa

Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó với người dân là một phần không thể thiếu của con người Việt Nam. Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ, mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa người Việt. Bà con cùng ENDOTA tìm hiểu về những bệnh trên lúa để có cách khắc phục kịp thời nhé:

1. Bệnh lùn xoắn lá

Bệnh lùn xoắn lá do virus gây ra, qua vật thể trung gian là rầy nâu chích hút vào cây lúa làm lây lan virus từ cây bệnh sang cây khoẻ.

Cây lúa bị bệnh lùn lá vẫn còn xanh nhưng bị xoắn, cây chậm phát triển. Cây lúa phát triển không đều trên đồng ruộng, mép lá có cây bị rách hình răng cưa, gân lá có màu vàng lợt, trắng, hoặc nâu đậm. Trên đốt thân cây lúa mọc nhiều chồi. Cây lúa trổ muộn, bông lúa ngắn và tỷ lệ lép cao, có trường hợp bông lúa bị quăn và đâm xuyên qua bẹ lá.

Hình 1: Cây lúa bị bệnh lùn xoắn lá

2. Bệnh đốm vằn

Bệnh đốm vằn do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, bệnh nhẹ thì làm tăng tỷ lệ lem lép hạt, gây đổ ngã, làm giảm năng suất. Bệnh nặng sẽ làm cây lúa chết và có thể gây thất thu năng suất.

Giai đoạn cây lúa từ 40 ngày trở lên: Sau khi sạ, cây dễ bị bệnh đốm vằn, ban đầu bệnh xuất hiện ở những bẹ lá gần gốc lúa, một số bị lây trực tiếp qua lá từ những cây bị bệnh xung quanh. Vết bệnh ban đầu có màu xanh xám, có hình hơi tròn hoặc bầu dục, tâm có màu trắng sáng và xung quanh có màu nâu. Kích thước vết bệnh dao động từ 1-3 cm, gặp điều kiện thuận lợi phát triển lên thành những đốm không xác định gọi là đốm vằn.

Ở trên ruộng lúa, bệnh thường xuất hiện gần mặt nước ruộng, sau đó bệnh phát triển lên các bẹ và lá phía trên hay lây sang những cây xung quanh. Có nhiều hạch nấm màu trắng, xuất hiện gần vết bệnh, khi già chuyển sang màu nâu. Hạch nấm già sẽ rơi xuống trôi nổi trên mặt nước làm lây lan bệnh từ nơi này sang nơi khác hoặc từ vụ này sang vụ tiếp theo.

Hình 2: Bệnh đốm vằn trên lúa

3. Bệnh đạo ôn

Đạo ôn là bệnh có khả năng lây lan nhanh diện rộng trên nhiều giống lúa, nếu không ngăn cản kịp thời sẽ gây ra cháy toàn bộ ruộng. Gieo sạ dày, bón phân thừa đạm trong điều kiện nắng ấm, độ ẩm cao, sương mù là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đạo ôn.

  • Trên lá: ở giai đoạn mạ lúa đẻ nhánh, bệnh dễ xuất hiện . Ban đầu vết bệnh chỉ nhỏ như đầu mũi kim, màu xám xanh giống như bị nước sôi. Sau đó chuyển sang màu nâu, rồi lan rộng dần ra thành hình thoi, xung quanh màu nâu đậm, giữa màu xám trắng.
  • Trên cổ bông, đốt thân lúa: Nấm bệnh xuất hiện trên đốt thân, trên cổ bông có màu xám xanh, sau chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm. Trên cổ bông, gặp độ ẩm không khí cao, trên vết bệnh sẽ mọc lên một lớp nấm mốc màu xám xanh. Gió to chỗ vết bệnh bị gẫy gập, ruộng lúa trở nên xơ xác.
  • Trên hạt: Vết bệnh có hình đốm tròn, viền nâu, tâm màu xám trắng, đường kính khoảng 1-2 mm. Bệnh nặng có thể làm cho hạt lúa bị lem lép lửng.

Hình 3. Bệnh đạo ôn trên lúa

4. Bệnh tiến trùng hại rễ ở cây lúa

Mầm bệnh tuyến trùng hại rễ lúa nằm sẵn trong chân ruộng, hình thành từ 5 ngày sau khi gieo sạ và bắt đầu xâm nhập gây hại khi cây được 1 tháng tuổi khiến cây không lấy được dinh dưỡng. Cây lúa bị lùn khi nhiễm bệnh, lá ngả sang màu vàng úa, cây còi cọc, tăng trưởng rất chậm. Và khi nhổ cây lên thì thấy những đốt rễ có nhiều bướu ở các đoạn của rễ hoặc ở chóp rễ cây lúa.

Hình 4. Rễ lúa bị tuyến trùng

5. Sâu đục thân bướm 2 chấm

Sâu đục thân gây hại ở các thời kì của cây như sau:

  • Thời kỳ mạ: Sâu đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa phá hại làm cho dảnh lúa bị héo.
  • Cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh: Sâu đục vào phần dưới của thân, phá hại chức năng dẫn nhựa làm cho lá non bị cuốn dọc, có màu xanh tái sẫm, sau đó chuyển sang màu vàng và héo khô.
  • Thời kỳ sắp trổ, mới trổ: Sâu đục qua lá, chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng.

Hình 5. Sâu đục thân bướm 2 chấm

6. Sâu đục thân bướm cứu mèo

Sâu non đục vào thân gây nõn héo, bông bạc. Có khi sâu non chỉ ăn mặt trong bẹ lá gây úa vàng, làm bông lúa bị lép lửng.

7. Sâu cuốn lá nhỏ

Lá lúa bị cuốn, trên lá xuất hiện những vệt trắng dài, do sâu non ăn biểu bì mặt trên và diệp lục của lá, các vệt trắng liên kết với nhau thành những mảng làm giảm diện tích quang hợp, nếu trên lá đòng sẽ làm giảm rõ rệt năng suất lúa

8. Sâu cuốn lá lớn

Sâu non ăn một phần lá hoặc có thể ăn hết lá, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Cây lúa bị sâu tấn công thường thấp nhỏ. Nếu trổ thoát thì cây lúa sẽ lâu chín và lá đòng bị uốn cong, không trổ thoát thì cây lúa dễ bị gẫy gập, không nở hoa kết hạt.

9. Sâu phao

Sâu phao gây hại ở giai đoạn ấu trùng, cắn lá non thành từng đoạn, rồi cuộn lại sống trong ống lá sau đó rơi xuống mặt nước gọi là sâu phao. Sâu phá hoại mạnh những năm mưa nhiều ngập úng, phá hoại lúa ở giai đoạn mạ, lúa đẻ nhánh, sâu thường phá hoại rất nhanh từ ruộng này sang ruộng khác.

10. Sâu đục thân bướm cứu mèo

Sâu non đục vào thân gây nõn héo/bông bạc. Đôi khi sâu non chỉ hại mặt trong bẹ lá gây úa vàng làm bông lúa bị lép lửng.

11. Rầy nâu

Rầy nâu dùng vòi để hút chích nhựa làm cho cây lúa bị héo khô. Chỗ bị rầy chích hình thành một vệt nâu cứng, cản trở việc vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng làm thân, lá bị khô héo. Mật độ cao gây ra hiện tượng cháy rầy.

12. Rầy cánh trắng (bọ phấn trắng) hại lúa

Giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm đòng thường xuất hiện rầy cánh trắng. Con trưởng thành và ấu trùng đều chích hút nhựa ở mặt dưới lá, bẹ lá làm cho lá lúa bị vàng úa. Lá bị xoắn lại ở phần cổ lá giống như siết cổ lá. Bệnh nặng làm cho lúa trổ bông không đều, bông lúa bị trổ nghẹn, bông lúa bị lép.

Hình 6. Rầy phấn trắng hại lúa

13. Sâu năn, muỗi hành

Ấu trùng mới xâm nhập vào điểm sinh trưởng làm cho gốc dảnh lúa tròn và to lên.  Chúng ăn tại điểm sinh trưởng làm cho đọt lúa như lá hành, có màu xanh nhạt, phía đầu óng tròn được bịt bằng một đầu nút kín do mô lá tạo thành. Ống tròn dài dễ phát hiện, nếu sẽ khó phát hiện. Dảnh lúa bị hại không trổ bông được nhưng sẽ mọc thêm chồi mới để bù lại. Sâu chỉ gây hại ở giai đoạn trước khi đón đòng.

14. Bọ trĩ hại lúa

Cây lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh bọ trĩ thường xuất hiện. Bọ trĩ gây thiệt hại nặng hơn trên những vụ lúa xuân muộn (tháng 3,4). Lúa cấy ít thiệt hơn lúa gieo thẳng. Bọ trĩ phát sinh rộ những năm khô hạn, ruộng càng khô hạn thì thiệt hại càng lớn.

15. Nhện gié

Nhện gié gây hại cho lúa ở mọi giai đoạn từ khi gieo mạ đến trổ chín và trên mọi bộ phận của cây lúa như bẹ lá, gân lá, gié lúa và trong hạt lúa. Chúng chích hút nhựa cây lúa để lại nhiều sọc dài màu nâu tím bên ngoài bẹ lá. Còn tạo ra các vết thương cơ giới, là điều kiện thuận lợi cho một số loài nấm, vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây hại như Sarocladium oryzae, Curvularia sp, Alternaria padwrekii, trong đó chủ yếu là nấm Sarocladium oryzae gây bệnh thối bẹ. Cây lúa bị nhện gié gây hại không chỉ làm giảm năng suất mà tỷ lệ gạo thương phẩm, chất lượng gạo cũng giảm theo.

Hình 7. Nhện gié hại lúa

Để ngăn ngừa các bệnh trên thì đầu tiên bà con nên chọn những giống lúa khoẻ, sạch bệnh. Gieo xạ, bón phân với mật độ vừa phải để cây có thể hấp thu và phát triển tốt. Chủ động phun thuốc phòng ngừa bệnh hợp lý. Bà con nên sử dụng chế phẩm dịch thủy phân Ruồi Lính Đen ECO-01 cho cây lúa, giúp rễ cây phát triển mạnh, đẻ nhánh tốt, đâm chồi, giúp hạt chắc mẩy, tăng chất lượng hạt, giảm được 20-30% lượng phân bón hoá học, tăng năng suất lúa.

Nguồn: Tổng hợp